NỘI DUNG CHÍNH
ẩn
Bơi sải là kiểu bơi được nhiều người ưa chuộng, được sử dụng trong các trường hợp cứu hộ. Tuy nhiên, khi mới học bơi sải, bạn sẽ gặp nhiều lỗi nếu không xử lý kịp thời có thể gây chấn thương về sau. Bơi sải bị chìm chân là một trong những lỗi quen thuộc khi mới học kiểu bơi trên. Bài viết dưới đây Phao Bơi Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn cách khắc phục lỗi sai bị chìm chân khi bơi sải.
Tại sao bạn lại bị chìm chân khi bơi sải?
Tại sao bơi sải bị chìm là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng bơi sải bị chìm chân:
1. Quá gồng người trong khi đập chân
Một lỗi sai thường gặp khi bơi sải là quá gồng người, tạo ra khúc cong quá mức tại vùng hông và bụng. Việc quá gồng người trong khi bơi sải có thể gây ra tình trạng võng lưng hoặc gù lưng. Điều này có thể làm cho cơ thể nặng hơn phía trên và dễ dàng chìm chân dưới nước.
Để khắc phục tình trạng bơi sải bị chìm chân, bạn nên thả lỏng người, cố gắng giữ phần thân từ đầu đến chân thẳng hàng trên mặt nước. Đặc biệt, người bơi nên chú trọng đến việc ưỡn ngực, không ưỡn ngực quá đà khi bơi nhằm hạn chế tình trạng võng lưng.
2. Dùng lực sai
Thông thường, khi bơi sải, để thân thể nổi trên mặt nước, bạn phải dùng lực từ đừi và hông cách hiệu quả. Người mới tập bơi thường không dùng nhiều lực từ đùi và hông, thay vào đó dùng nhiều lực từ chân và đầu gối. Khi dùng lực quá nhiều ở chân và đầu gối, khiến phần thân dưới nặng hơn thân trên, dẫn đến tình trạng bơi sải bị chìm chân. Ngoài ra, việc sử dụng lực sai sẽ làm mất hiệu suất đẩy cơ thể lên mặt nước.
3. Khi đập chân đầu gối quá thẳng
Khi bơi sải, việc đập chân là một phần quan trọng của kỹ thuật. Tuy nhiên, đập chân đầu gối quá thẳng có thể gây ra hiện tượng “đẩy” nước xuống và làm bạn chìm chân. Khi đập chân, hãy cố gắng giữ cho đầu gối hơi uốn cong để tạo ra lực đẩy hiệu quả hơn và giúp chân bạn dễ dàng nổi trên mặt nước.
Đặc biệt, khi đập chân đầu gối, bạn cũng cần chú ý không gập gối quá nhiều lần. Việc gập gối quá nhiều lần trong quá trình bơi sẽ khiến cho cơ thể bị mỏi, khó di chuyển nhanh trên mặt nước. Từ đó, dẫn đến tình trạng không bơi xa và lâu như mong đợi.
4. Cổ chân căng cứng
Cổ chân đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lực đẩy và duy trì sự cân đối khi bơi sải. Nếu bạn duỗi cổ chân quá mạnh hoặc căng cứng, lực đẩy sẽ bị giảm và khả năng chân nổi trên mặt nước cũng bị hạn chế. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bơi sải bị chìm chân. Vì thế, bạn nên đảm bảo rằng cổ chân được duỗi tự nhiên và thoải mái để tạo lực đẩy tốt hơn.
Ngoài ra, cổ chân bị căng cứng cũng có thể do quá trình khởi động chưa đạt hiệu quả. Đây chính là lý do trước khi bơi, bạn nên khởi động cổ chân qua các bài tập xoay khớp cách kỹ lưỡng.
5. Co cẳng chân về quá nhiều khi đá chân
Khi thực hiện động tác đá chân, một số người có thể co cẳng chân quá mức sau mỗi đợt đá. Điều này có thể làm mất đi lực đẩy, khiến phần chân bị chìm xuống nước. Vì thế, bạn cần tập trung vào việc giữ cho cẳng chân linh hoạt và duy trì động tác đá chân có lực đẩy vừa đủ. Từ đó, tình trạng bơi sải bị chìm chân sẽ được khắc phục cách hiệu quả.
6. Giẫy chân
Giẫy chân là một phần quan trọng của việc tạo lực đẩy khi bơi sải. Tuy nhiên, giẫy chân quá mạnh hoặc không kiểm soát khiến cho phần chân nặng hơn phần đầu. Qua đó, gây nên tình trạng bơi sải bị chìm chân. Để phần chân có thể nổi lên mặt nước, lực đẩy cân bằng, bạn cần tập trung giẫy chân điều độ, không quá mạnh, không quá nhẹ.
Xem thêm:
- Hướng dẫn kỹ thuật cách quạt tay bơi sải chuẩn nhất
- Hướng dẫn bơi sải từ cơ bản đến nâng cao dành cho người mới
Cách khắc phục việc bơi sải bị chìm chân
Bơi sải bị chìm chân là lỗi sai quen thuộc nhiều người gặp phải. Để khắc phục tình trạng trên, giúp chân nổi trên mặt nước, bạn có thể tham khảo các cách khắc phục dưới đây:
1. Kỹ thuật đập chân
Cách đạp chân khi bơi quyết định rất lớn đến lực đẩy, hiệu quả đẩy người về phía trước. Vì thế, người bơi nên tập kỹ thuật đập chân kỹ càng khi bắt đầu học bơi sải. Dưới đây là những mẹo giúp bạn đạp chân khi bơi sải cách dễ dàng:
Học cách đạp chân khi bơi sải trước khi xuống nước. Ngoài ra, khi mới học bơi, bạn cũng nên thêm vào giáo án những bài tập đạp chân cơ bản đến nâng cao.
Đập chân với chân vịt bản nhỏ, vừa nhằm kéo dãn cổ chân, phòng ngừa hoặc chữa lỗi đập chân “cán cuốc” khi vừa mới học bơi.
Kéo dãn, ép dẻo cổ chân trước và sau khi bơi để gia tăng sự dẻo dai của cổ chân. Đặc biệt, trong suốt quá trình bơi, bạn nên đập chân với một lực vừa phải, không cần đạp quá nhanh.
2. Vị trí đầu
Việc không nắm được cách bơi ngẩng đầu, khiến cho tình trạng người bơi thường nâng đầu quá cao khi bơi, khiến lực cản nước lớn hơn, làm cho phần chân nặng hơn bình thường, gây nên tình trạng bơi sải bị chìm chân. Để khắc phục tình trạng chân bị chìm, bạn nên giữ đầu ở vị trí thẳng với lưng, chân, không nhô quá cao. Người mới có thể tập giữ đầu thẳng hàng với chân và lưng bằng cách giữ mắt nhìn ở khoảng cách 1,5m. Khi muốn lấy hơi để hít thở chỉ cần xoay mặt lên một chút về bên thuận, không cần ngẩng đầu quá cao.
3. Lưng
Ở phần lưng có lá phổi được xem là cái phao trong suốt quá trình bơi. Khi bạn hít hơi vào, khu vực quanh ngực và lưng sẽ có độ nổi tốt nhất. Để hạn chế tình trạng bơi sải bị chìm chân, bạn nên giữ phần lưng thẳng hàng so với chân và đầu. Đặc biệt, không ưỡn ngực quá nhiều hạn chế tình trạng võng lưng khiến chân bị chìm xuống nước.
4. Cơ trọng tâm (core)
Cơ trọng tâm – core được xem là điểm kết nối giữa thân trên và thân dưới. Để kích hoạt core, giữ cho cơ thể luôn thẳng khi bơi, bạn cần giữ thật chắc cơ bụng. Đặc biệt, khi bơi cần nâng chân cao vừa phải để đạt được 3H – head – hip – heel luôn trên một đường thẳng. Qua đó, hạn chế được tình trạng võng lưng.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bơi sải bị chìm chân. Hy vọng qua những thông tin Phao Bơi VN chia sẻ, người bơi sẽ hiểu rõ và có cách khắc phục tình trạng chân bị chìm khi bơi sải.