Cách bơi ếch không bị chìm | hướng dẫn từ VĐV chuyên nghiệp

Bơi ếch là một trong những kỹ thuật quan trọng trong bơi lội, mà tất cả học viên tham gia học bơi cần phải nắm vững. Trong bài viết này, Phao Bơi VN sẽ hướng dẫn bạn cách bơi ếch không bị chìm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao bơi ếch bị chìm? Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu bạn bơi ếch bị chìm thì rất có thể bạn đang mắc phải một số nguyên nhân và sai sót sau đây:
  • Co chân quá nhanh mà không thực hiện đúng động tác khiến cơ thể dễ bị mất thăng bằng và chìm dần.
  • Hai đầu gối hướng xuống dưới thay vì hướng sang hai bên có thể khiến cơ thể bạn chìm xuống.
  • Phần hông, đùi không giữ thẳng, hông gập quá nhiều hoặc co về phía bụng khiến cơ thể bị lún xuống nước.
  • Không đạp nước đúng cách hoặc đạp ra quá hẹp hay quá rộng
  • Không thả lỏng sau khi đạp chân
  • Lấy hơi không đủ, khiến cơ thể sẽ không nổi lên mặt nước đủ để tiến bước
Co chân quá nhanh mà không thực hiện đúng động tác khiến cơ thể dễ bị mất thăng bằng và chìm dần
Co chân quá nhanh mà không thực hiện đúng động tác khiến cơ thể dễ bị mất thăng bằng và chìm dần
Để khắc phục những lỗi sai trên, bạn có thể tham khảo các cách khắc phục phía dưới:
  • Khắc phục bằng cách học và thực hành từng bước động tác chính xác, tập trung vào sự điều chỉnh chậm và tỉ mỉ.
  • Đảm bảo điều chỉnh hướng gối đúng cách để tạo sự ổn định khi bơi.
  • Đạp nước bằng lòng bàn chân là yếu tố quan trọng để tiến về phía trước. Đạp nước đúng kỹ thuật bằng cách đẩy nước ra sau, tạo lực tiến về phía trước
  • Điều chỉnh khoảng cách đạp phù hợp để tạo đủ lực đẩy cơ thể về trước.
  • Khi đạp chân, hãy thả lỏng để cơ thể nổi lên trên mặt nước
  • Đảm bảo bạn lấy đủ hơi trước khi thực hiện động tác để duy trì sự nổi trên mặt nước.

Hướng dẫn cách bơi ếch không bị chìm từ VĐV bơi lội

Hít thở đúng cách

Hít thở đúng cách là một kỹ thuật quan trọng để thành công trong việc học bơi ếch. Bạn cần hiểu rõ và luyện tập đúng cách các bước sau:
  • Hít vào bằng miệng, thở ra bằng mũi: Khi cơ thể nổi lên mặt nước, bạn cần hít thở vào bằng miệng để lấy đủ không khí. Sau đó, khi lặn xuống, bạn thở ra bằng mũi.
  • Điều chỉnh nhịp thở: Điều chỉnh nhịp thở sao cho hợp lý. Nếu thở quá nhanh, cơ thể có thể dễ mất cân đối và bị chìm. Ngược lại, nếu thở quá chậm, có thể gây mất ý thức. Do đó, bạn cần phải duy trì nhịp thở tự nhiên để duy trì cân bằng cho cơ thể.
  • Tập nín thở thời gian lâu hơn

Ngẩng đầu và lấy hơi nhịp nhàng

Bạn cần tập trung giữ người thành một đường thẳng, đồng thời thả lỏng phần đầu và hướng tầm nhìn xuống phía dưới đáy bể. Quá trình này đòi hỏi sự nhịp nhàng và thời gian luyện tập để thực hiện một cách chính xác. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp đồng đều giữa các bộ phận cơ thể như đầu, tay và chân để lấy hơi hiệu quả.

Thả lỏng phần thân

Đối với những người mới tiếp xúc với môi trường nước, cơ thể thường dễ bị căng cứng khi bơi, khiến cơ thể bị chìm. Do đó, cách bơi ếch không bị chìm tốt nhất là duy trì sự thả lỏng của cơ thể.
cách bơi ếch không bị chìm
Hãy lỏng cơ thể khi bơi ếch
Do đó, bạn cần dành đủ thời gian để cơ thể làm quen với nước, giữ tâm lý thoải mái và không bị áp lực hoặc sợ hãi. Khi bạn đã hoàn toàn thả lỏng và cảm thấy thoải mái, cơ thể bạn sẽ dễ dàng nổi lên dễ dàng

Tư thế thân người để bơi ếch không bị chìm

Để đảm bảo rằng bạn không bị chìm khi bơi ếch, bạn cần co mở 2 gối rộng sang hai bên, tạo thành một mặt phẳng với cơ thể. Điều này giúp tạo sự ổn định và cân bằng, ngăn không cho cơ thể bị chìm.
Không co chúc gối xuống dưới hoặc co gối về bụng, vì như vậy sẽ có thể làm phần thân sau của bạn chìm xuống nước. Thay vào đó, hãy giữ cho gối được thẳng, kết hợp với động tác đạp chân.
Và bạn cần lưu ý khi đạp chân, không nên dùng quá nhiều lực hoặc gồng người quá mức. Sử dụng một lực đạp nhịp nhàng, tập trung vào việc tạo lực để cơ thể nổi lên trên mặt nước.

Đạp chân theo nhịp và đúng tư thế

Đây là động tác tốn sức nhiều nhất cho cơ thể. Việc nắm vững cơ chế và cách đạp chân bơi ếch là rất quan trọng vì nếu đạp chân không đúng cách có thể khiến bạn bị chìm nhanh chóng. Để thực hiện kỹ thuật này, bạn cần luyện tập các bước sau:
  • Sử dụng lòng bàn chân để đạp nước nhằm tạo lực đẩy giúp cơ thể tiến về phía trước. Khi đạp, hãy thả lỏng mắt cá chân và giữ chân thẳng.
  • Thực hiện động tác đạp chân một cách đều đặn và nhịp nhàng. Tập trung giữ nhịp đạp với tốc độ và nhịp đều đặn giúp cơ thể nổi trên mặt nước.
cách bơi ếch không bị chìm
Cần phải đạp chân theo nhịp và đúng tư thế

Quạt tay dứt khoát chính là cách giúp bơi ếch không bị chìm

Trong quá trình học cách bơi ếch không bị chìm, việc nắm vững cách quạt tay bơi ếch là rất quan trọng. Dưới đây là cách thực hiện động tác quạt tay đúng cách:
  • Lòng bàn tay hướng ra ngoài, song song với mặt nước. Tốt nhất là bạn nên hướng lòng bàn tay xuống dưới và giữ khủy tay ở vị trí cao hơn so với mặt nước.
  • Khi thực hiện động tác quạt tay, bạn cần đặt tay thấp gần hông và kéo tay ra theo hình chữ U ngược. Đẩy nước ra hai bên một cách nhịp nhàng và mạnh mẽ, đồng thời giữ cho cánh tay thẳng.
  • Để thực hiện bơi ếch không bị chìm, bạn cần luyện tập và phối hợp động tác quạt tay với các bước khác như đạp chân, duỗi thẳng chân và điều chỉnh cơ thể.
Trên đây, Phao Bơi VN đã chỉ ra nguyên nhân cũng như hướng dẫn bạn cách bơi ếch không bị chìm. Quá trình này sẽ đòi hỏi sự nỗ lực luyện tập của bạn. Hy vọng từ những kiến thức trên, bạn sẽ có thể áp dụng và nhanh chóng thành thạo kỹ thuật này nhé.
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *