Bơi lội là môn thể thao thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhất cho trẻ em. Việc hướng dẫn trẻ bơi từ sớm sẽ mang đến rất nhiều lợi ích vượt trội trong quá trình phát triển và trưởng thành. Sau đây hãy để Phao Bơi VN hướng dẫn bạn cách dạy bơi cho trẻ đơn giản và hiệu quả nhé.
Lợi ích khi dạy bơi cho trẻ sớm
1. Giúp bé tự tin, mạnh dạn hơn
Bơi lội có thể giúp trẻ tăng sự tự tin trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, tạo cơ hội giúp trẻ tiếp xúc với thầy cô và các bạn cùng trang lứa nhiều hơn. Từ đó bé sẽ giao tiếp và tương tác với nhiều người hơn, nâng cao kỹ năng xã hội và thích nghi với môi trường mới. Hơn nữa, quá trình này sẽ giúp trẻ học cách vượt qua rào cản và sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới.
2. Cải thiện trí não, thông minh hơn
Việc bơi lội không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất mà còn có tác động đến sự phát triển trí não của trẻ. Bơi lội góp phần kích thích hoạt động của các dây thần kinh trong não liên quan đến vận động và cảm giác.
Không những thế, việc bơi lội còn kích thích cơ thể sản xuất endorphins – các hợp chất hoá học giúp tạo ra tình trạng hưng phấn và sảng khoái. Điều này có thể làm cho trẻ cảm thấy vui vẻ và hứng thú, khuyến khích tinh thần tìm tòi, khám phá thêm về thế giới xung quanh.
3. Phát triển chiều cao nhanh chóng
Bơi lội thực sự là một môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp toàn diện của các nhóm cơ trong cơ thể. Chính nhờ sự kết hợp giữa cường độ vận động đó mà bơi lội trở thành một phương pháp rất hiệu quả để giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội và toàn diện.
Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng việc bơi lội có thể thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ em khi hệ xương đang phát triển mạnh mẽ.
4. Giảm thiểu nguy cơ chấn thương khớp gối
Bơi lội thường xuyên có thể giảm thiểu chấn thương các khớp. Môi trường nước giúp giảm đi áp lực trọng lượng lên các khớp và xương. Khi trẻ tập luyện bơi, cơ thể sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn trong nước, giúp giảm căng thẳng và áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp háng.
Các động tác bơi thường mềm mại và êm dịu đối với khớp, không gây va đập mạnh như một số hoạt động khác. Điều này giúp giảm nguy cơ chấn thương cho các khớp và cơ bắp. Bơi lội bao gồm các động tác kéo dãn, nhấc chân, và đẩy nước. Những động tác này giúp tăng cường cơ bắp, từ đó giúp cải thiện sự ổn định và bảo vệ khớp.
5. Phòng tránh bệnh béo phì
Việc bơi lội yêu cầu sự kết hợp của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Điều này có thể đốt cháy lượng năng lượng dư thừa, giúp phát triển các cơ ở đùi, chân, tay, từ đó giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. Đồng thời, tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng, đồng thời củng cố hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Qua đó chắc chắn bạn đã hiểu rõ lợi ích của bơi lội đối với con trẻ. Sau đây, hãy để Phao Bơi VN giúp bạn cách dạy bơi cho trẻ nhé.
Hướng dẫn 8 bước dạy bơi cho trẻ từ chuyên gia
Bước 1: Cho trẻ làm quen với nước
Hãy bắt đầu bằng việc cùng trẻ đi dạo quanh bể bơi để giúp trẻ thích nghi với môi trường nước. Trong quá trình này, bạn có thể tương tác và trò chuyện với con, giúp con cảm thấy thoải mái và hứng thú khi tiếp xúc với môi trường mới. Đây là một trong những cách hiệu quả để giúp trẻ bé làm quen với nước một cách tự nhiên và dễ dàng.
Bước 2: Tập cho trẻ cách đập tay
Tiếp theo, bạn hãy hướng dẫn trẻ cách đập tay. Để giúp con duy trì thăng bằng trên nước, bạn hãy vòng tay qua ngang của hông của trẻ. Điều này sẽ giúp con cảm thấy an toàn và tự tin hơn khi thực hiện các động tác tiếp theo.
Bước 3: Hướng dẫn cho trẻ đạp chân
Khi trẻ đã quen với nước, giai đoạn tiếp theo là học cách đạpđập chân dưới nước. Ban đầu, để trẻ cảm thấy an toàn, bạn có thể cho trẻ bám vào thành hồ bơi. Sau đó, hướng dẫn trẻ cách đập chân dưới nước một cách đều đặn. Đảm bảo rằng trẻ giữ thăng bằng trong quá trình đập chân.
Đối với trẻ lớn hơn hoặc trẻ đã tự tin hơn, bạn có thể sử dụng miếng ván xốp. Miếng ván này giúp trẻ có điểm tựa tốt để thực hiện đập chân. Trong suốt quá trình này, hãy luôn đảm bảo rằng trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin.
Xem thêm:
- Tổng hợp 10 bài tập trên cạn giúp bổ trợ khi tập bơi lội
- Cách bơi ếch không bị chìm | hướng dẫn từ VĐV chuyên nghiệp
Bước 4: Cho trẻ tập thổi bóng dưới nước
Tập thổi bong bóng dưới nước là một giai đoạn quan trọng khi trẻ tiếp xúc sâu hơn với bộ môn bơi lội. Bạn hãy bắt đầu bằng cách đặt con úp mặt xuống nước, sau đó dạy trẻ cách thở ra từ từ để tạo ra những bọt nước. Dần dần, trẻ sẽ làm quen với cảm giác thở ra dưới nước. Khi trẻ đã quen với việc thở bong bóng dưới nước, bạn có thể cho trẻ lặn dưới nước lâu hơn. Tăng dần thời gian lặn để trẻ có thời gian thích nghi và tự tin hơn.
Để giúp trẻ quen với việc mở mắt dưới nước, bạn có thể tổ chức một số trò chơi như tìm kiếm đồ vật dưới nước hoặc nhặt các vật thả xuống đáy hồ. Những trò chơi này còn giúp phát triển thêm các kỹ năng khác nhau.
Bước 5: Hướng dẫn trẻ bơi các đoạn ngắn
Sau khi trẻ đã thành thạo các động tác cơ bản, bạn có thể tiến hành hướng dẫn trẻ bơi theo các đoạn ngắn. Điều này giúp trẻ làm quen với việc tự mình hoạt động trong môi trường nước mà không có sự hỗ trợ từ người lớn. Sau đó, bạn hãy tăng dần khoảng cách bơi của trẻ để trẻ có thể bơi được các quãng đường dài hơn. Dần dần, trẻ sẽ phát triển sự tự tin và khả năng bơi xa hơn mà không cần sự hỗ trợ thường xuyên từ người lớn.
Bước 6: Dạy cho trẻ tập thở dưới nước
Tiếp theo, bạn hãy cho trẻ nằm ngửa trên mặt nước và dạy trẻ cách nâng đầu lên khỏi mặt nước để thở. Hãy đảm bảo rằng trẻ thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng và không cảm thấy áp lực.
Sau khi trẻ đã nắm vững cách nâng đầu, hướng dẫn trẻ cách hạ đầu dưới nước và cách thở ra bằng miệng để tạo ra bong bóng nước. Khi trẻ đã hiểu và làm quen với việc nâng hạ đầu dưới nước, trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hơi thở khi bơi xa hơn.
Bước 7: Dạy cho trẻ cách nhảy xuất phát
Bước cuối cùng là hướng dẫn trẻ cách xuất phát khi bơi bằng cách nhảy từ trên bờ hồ xuống nước. Trước hết, phải đảm bảo rằng trẻ hiểu rõ về quy trình và biết rằng sẽ luôn có bạn hỗ trợ. Hãy hướng dẫn trẻ giữ thăng bằng khi nhảy, giữ đầu và cơ thể thẳng, đồng thời giữ cả hai tay gần cơ thể.
Bạn phải nhớ phải luôn đứng sẵn dưới nước để đỡ trẻ, giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn. Theo dõi tiến bộ của trẻ và luôn ở bên cạnh để hỗ trợ khi cần. Tạo ra một môi trường thoải mái và an toàn để trẻ có thể phát triển kỹ năng bơi một cách tự tin và hiệu quả.
Bước 8: Khuyến khích cho trẻ tự bơi
Đây là khâu quan trọng giúp nâng cao tinh thần của trẻ. Khi trẻ thực hiện được mỗi động tác, hãy khen ngợi và khích lệ trẻ nhằm tạo ra sự hứng thú, từ đó trẻ sự mạnh dạn hơn để thể hiện hết mình trong những lần bơi sau.
Khi dạy bơi cho trẻ cần lưu ý những gì?
Trên đây là 8 bước để bạn hướng dẫn cho con mình cách bơi lội siêu đơn giản. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Trang bị đầy đủ vật dụng bơi cho con: Đảm bảo con bạn được trang bị đầy đủ quần áo bơi, mũ bơi và kính bơi trẻ em, giúp trẻ có thể quan sát dưới nước một cách tốt hơn và bảo vệ mắt của trẻ khỏi những tác nhân gây hại có trong nước.
- Lựa chọn bể bơi chất lượng: Chọn hồ bơi có chất lượng nước tốt, không có mùi lạ và nước đủ sạch, bảo vệ con bạn khỏi nguy cơ bị viêm nhiễm do nước bẩn.
- Lựa chọn trung tâm dạy bơi uy tín với huấn luyện viên có kinh nghiệm để đảm bảo rằng con của bạn được đào tạo bài bản.
- Luôn tuân thủ các quy định an toàn trong bể bơi, đảm bảo an toàn cho con bạn.
- Sau khi bơi, hãy tắm gội sạch sẽ để loại bỏ hóa chất bể bơi và bảo vệ làn da của trẻ. Rửa mắt của con bạn bằng nước muối sinh lý để loại bỏ tác động của nước bể và bảo vệ mắt.
Trên đây Phao Bơi VN đã cung cấp cho bạn 8 bước đơn giản để bạn dạy bơi cho trẻ, cùng những lưu ý cần biết để bảo vệ tối đa cho con bạn trong suốt quá trình tập luyện. Hy vọng qua những kiến thức này, bạn sẽ có thể áp dụng và dạy con mình bơi lội thành công.