Hướng dẫn kỹ thuật đứng nước chi tiết nhất dành cho người mới

Đứng nước là một kỹ năng rất quan trọng và vô cùng cần thiết đối với những người đi bơi. Bởi kỹ thuật này sẽ giúp cho người bơi cảm thấy an toàn khi có thể nổi trên mặt nước một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đối với những người mới thì việc thực hiện kỹ thuật đứng nước còn gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết này, Phao bơi VN sẽ hướng dẫn kỹ thuật bơi đứng nước chi tiết nhất dành cho người mới.
kỹ thuật đứng nước
Đứng nước là kỹ thuật quan trọng trong bơi lội

Tìm hiểu rõ về kỹ thuật đứng nước trong bơi lội

Trong quá trình học bơi, ngoài học các động tác hay các kiểu bơi ra thì kỹ thuật đứng nước khi bơi là vô cùng quan trọng. Kỹ thuật bơi đứng nước là việc để cơ thể đang ở trong trạng thái thả lỏng, giữ thăng bằng trên mặt nước, đồng thời tay chân cũng được để ở trạng thái nghỉ kết hợp với phần đầu được ngoi lên trên mặt nước.
Giữ cơ thể nổi nhờ đứng nước
Giữ cơ thể nổi nhờ đứng nước
Thông thường, đứng nước được thực hiện khi người bơi đã mỏi và các cơ muốn được thả lỏng. Ngoài ra kỹ thuật bơi đứng nước còn giúp người bơi tăng cường cơ bắp, tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện khả năng cân bằng cho cơ thể. Bởi khi thực hiện động tác này đòi hỏi bạn phải thả lỏng tất cả các cơ và giữ được nhịp thở đều đặn cũng như ổn định.

Một số cách đứng nước phổ biến

Hiện nay kỹ thuật đứng nước được phát triển đa dạng với nhiều các thực hiện khác nhau. Dưới đây là một số cách đứng nước phổ biến nhất.

Đứng nước bằng chân sải (flutter kick)

Để tập luyện cách đứng nước này thì bạn nên lựa chọn vị trí có nước sâu để chân không chạm đáy và tay bám được vào thành bể. Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, bạn có thể bắt đầu tập luyện bằng cách quạt chân cắt xéo liên tục trong khi tay vẫn bám vào thành bể. Trong quá trình thực hiện động tác này bạn lưu ý rằng mũi chân cần được duỗi thẳng và đá chân nhanh liên tục.
kỹ thuật đứng nước
Cách đứng nước bằng chân sải
Khi đã thực hiện nhuần nhuyễn cách đứng nước này bạn có thể thử thả 2 tay bám ở thành bể, chân đá cắt xéo và 2 tay thì quạt nhẹ nhàng ở mặt nước. Nếu chưa đủ tự tin thì bạn có thể sử dụng thêm phao tay để yên tâm hơn.
Xem thêm:

Đứng nước bằng chân ếch (frog kick)

Kỹ thuật đứng nước chân ếch cũng không quá khó khăn dù bạn là người mới bắt đầu. Đầu tiên bạn cần giữ cho cơ thể của mình đứng thẳng ở dưới nước và phần đầu thì nhô lên khỏi mặt nước. Sau đó bắt đầu thực hiện đạp chân theo kỹ thuật bơi ếch theo các động tác co – bẻ – đạp – khép.
Về phần tay, bạn sẽ làm động tác tay quạt nước giống như trong bơi ếch nhưng không thu tay về phía trước hay giữ tay ở ngang ngực. Mà lúc này, 2 khuỷu tay của bạn chỉ cần cong vuông góc và hướng ra ngoài. Tiếp đó là đẩy nước từ trên xuống dưới để tạo ra phản lực với nước giúp cơ thể nổi lên.
Một số lưu ý ở cách đứng nước này đó là bạn phải đảm bảo các ngón tay được khép lại, không xòe ngón tay để tập cho tạo ra lực phản tốt nhất. Đồng thời thì động tác ở hai chân phải được thực hiện như nhau và đối xứng nhau. Chân và tay sẽ được thực hiện xen kẽ nhau, chân đạp thì tay nghỉ và ngược lại. Cách đứng nước này sẽ giúp cơ thể đỡ mất sức và có thể đứng nước trong một thời gian dài.

Đứng nước bằng sóng thân (chân bướm – dolphin kick)

Nước bằng sóng thân hay còn gọi là đứng nước chân bướm. Đây là kiểu đứng nước được đánh giá là khá tốn sức và thường không kéo dài được lâu. Vì vậy cách không được áp dụng nhiều ngoài thực tế, mà chỉ được vận dụng trong tập luyện hay bổ trợ cho môn bơi bướm
Thực hiện kỹ thuật đứng nước bằng sóng thân đòi hỏi người bơi phải có một cơ thể dẻo dai. Đặc biệt là phần bụng phải thật khỏe để bắt đầu động tác và phần cổ chân phải thật mềm dẻo để kết thúc đợt sóng và phát lực đẩy ra. Nếu bạn là một người bơi lâu năm hay là một vận động viên chuyên nghiệp thì hãy nên thực hiện động tác đứng nước này.

Các bài tập cần nắm trước khi học kỹ thuật đứng nước

Đứng nước chính là cách bạn giữ thăng bằng và nổi trên mặt nước. Vì vậy trước khi học kỹ thuật đứng nước bạn cần nắm được một số bài tập giữ thăng bằng ở trên mặt nước.

Bài tập 1: Cúi người úp mặt giữ thăng bằng

Để thực hiện tốt bài tập này bạn có thể làm theo những hướng dẫn dưới đây:
  • Hãy chọn những nơi có nước hồ bơi không quá sâu để tập luyện, tốt nhất là chỉ sâu đến ngang ngực.
  • Lấy hơi và giữ hơi trong khoang bụng. Đây là bài tập mà trong bất kỳ kiểu bơi nào cũng cần phải có.
  • Sau khi đã giữ hơi thì tiến hành cúi người và úp mặt xuống nước, thả lỏng các cơ để cơ thể trôi đến khi không thể nín thở được nữa thì nổi lên.
  • Hãy lưu ý rằng không nên cố gắng nín thở quá lâu bởi động tác này chỉ có mục đích giúp cơ thể luyện tập thăng bằng.
giữ thăng bằng
Tập giữ thăng bằng bằng cách cúi người úp mặt

Bài tập 2: Nằm ngửa thả lỏng cơ thể

Đây cũng là một trong những bài tập giữ thăng bằng cho cơ thể vô cùng thú vị. Với bài tập này bạn có thể thả lỏng các cơ và để cơ thể nổi tự do trên mặt nước. Cụ thể bài tập này được thực hiện như sau:
  • Chọn vùng nước có mực nước ở ngang ngực.
  • Thả lỏng toàn bộ cơ thể và cho cơ thể ở tư thế nằm ngửa, tay dang rộng kết hợp với chân duỗi thẳng để thả lỏng tự nhiên. Đồng thời điều chỉnh nhịp thở đều đặn, nhẹ nhàng, từ từ.
  • Chú ý rằng động tác này là cố gắng không để phần chân và phần đầu bị chìm xuống nước. Cứ thế lặp đi lặp lại bài tập này thì có thể giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn.
Nằm ngửa thả lỏng để giữ cơ thể nổi thăng bằng
Nằm ngửa thả lỏng để giữ cơ thể nổi thăng bằng

Bài tập 3: Vo tròn cơ thể

Bạn cũng có thể tham khảo bài tập vo tròn cơ thể, tuy nhiên bài tập này có nhiều điểm khác so với hai bài tập trên. Cụ thể là:
  • Ở bài tập này thì bạn cần phải chọn vùng nước cạn.
  • Tiếp đó là hít vào một hơi sâu rồi giữ hơi trong khoang bụng. Đồng thời ngồi xuống và ôm 2 đầu gối vào lồng ngực sau đó thả lỏng và tiếp tục nín thở.
  • Cứ giữ nguyên tư thế đó cho đến khi cơ thể nổi lên trên mặt nước là được.

Những điều cần lưu ý khi học kỹ thuật đứng nước

Kỹ thuật đứng nước không quá khó, tuy nhiên khi học kỹ thuật này người bơi cần lưu một số điều sau đây để tập luyện hiệu quả và an toàn.
  • Nếu bạn là một người mới mà chưa biết bơi thì tốt nhất nên tập đứng nước ở khu vực nước nông hoặc mực nước cao ngang ngực. Cho đến khi quen dần thì mới nên tập ở những chỗ nước sâu.
  • Còn khi đã tập ở chỗ nước sâu rồi thì bạn phải làm quen với mực nước ở đó trước, hoặc có thể sử dụng thêm phao tay để yên tâm và đảm bảo an toàn.
  • Khởi động kỹ các cơ và các khớp xương trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút gây nguy hiểm.
  • Nên lựa chọn những trung tâm và giáo viên dạy bơi lội uy tín. Hay cũng nên chọn những bể bơi có cứu hộ để phòng tránh những trường hợp xấu xảy ra trong quá trình tập.
Tóm lại, kỹ thuật đứng nước là một kỹ thuật cơ bản và vô cùng quan trọng trong quá trình học bơi. Với bài viết trên, Phao bơi VN đã hướng dẫn chi tiết kỹ thuật đứng nước cho người mới tập bơi, những cách đứng nước phổ biến nhất cũng như những lưu ý khi tập luyện kỹ thuật này. Đây là một kỹ thuật cần thiết mà bạn nên rèn luyện thuần thục để rèn luyện được sức khoẻ và giữ an toàn cho bản thân.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *